PHỤ NỮ VIỆT NAM – TỪNG BƯỚC ĐI LÊN

Phụ nữ đã luôn là một chủ thể quen thuộc trong thơ ca. Giữa văn học xưa và ngày nay, hình ảnh của họ càng được tô bật.

HÌNH ẢNH PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.” 

Từ thuở xa xưa, đặc biệt là trong chế độ phong kiến cổ hủ, Văn học đã cho ta thấy rõ sự bất bình đẳng trong giới tính giữa nam và nữ, người phụ nữ đã luôn bị xem là tầm thường và không có tiếng nói. Họ bị rẻ rúng, bị đối xử không thương tiếc, thậm chí coi như món đồ qua tay nhiều người. Dẫu biết kết cục chẳng tốt đẹp là bao ở cái xã hội ngày ấy – xã hội nam quyền khắc nghiệt…

Đầu tiên có lẽ phải kể đến nàng Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du, nàng là một con người xinh đẹp, tài hoa nhưng lại chịu số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Đến Nguyễn Du còn nhận định:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”

Hay Vũ Nương – người con gái tài sắc vẹn toàn, một nàng dâu hiếu thảo và là một người vợ thủy chung, mẫu mực mà lại chịu số phận oan nghiệt như vậy.

Trang chủ – dtnthuynhcuongst.edu.vn/
Nguồn: THPT DTNT Huỳnh Cương

Vào những năm trước 1945, hình ảnh những người phụ nữ nông dân nghèo như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố ắt hẳn đã ghim vào lòng bạn đọc cái nét kham khổ. Họ luôn phải luồn cúi, khép mình và dường như bị tước đi quyền sống và quyền làm người.

Nhân vật chị Dậu xuất hiện trong tác phẩm nào? - Báo VnExpress
Nguồn: VnExpress

Hồ Xuân Hương với bài thơ “Bánh trôi nước” chắc hẳn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Sống trong một thời đại mà phụ nữ luôn bị kì thị và giới hạn quyền tự do và tự quyết, Hồ Xuân Hương đã mạnh mẽ viết về tình yêu, sự khao khát và cả những khía cạnh tối tăm của xã hội. Bài thơ của bà thường mang tính chất châm biếm và hài hước, truyền tải thông điệp về sự phản kháng và quyền tự do của phụ nữ. Những dòng thơ này thể hiện mong muốn của Hồ Xuân Hương rằng phụ nữ cũng có quyền tự do, không phụ thuộc vào nam giới và có thể biểu đạt tình yêu của mình theo cách riêng. Hồ Xuân Hương đã làm tiền đề cho việc đề cao tiếng nói và quyền lợi của phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.

Ngày nay xuất hiện sự đột phá ở Vi Thùy Linh, một nhà thơ đương đại sáng tạo và đầy tài năng. Vi Thuỳ Linh đã thể hiện tiếng nói mạnh mẽ về nữ quyền và dục vọng trong thơ của mình. Những dòng thơ này cho thấy quyền tự do và tiếng nói của phụ nữ, khao khát thoát khỏi những ràng buộc cũ và thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân một cách chân thực. Vi Thuỳ Linh đã đem lại tự do ngôn luận cho những người phụ nữ trẻ, qua đó khám phá và thể hiện những khía cạnh đa dạng của cuộc sống và tình yêu.

Phụ nữ hiện đại phải tự tin vượt lên chính mình” – Báo Nghệ An
Nguồn: Báo Nghệ An

NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Thời đại mới, phụ nữ đã có thể đứng lên làm chủ, có quyền lên tiếng và giữ một số chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước như Madam Bình – người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào hiệp định Paris hay Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – người từng đảm đương vị trí Chủ tịch Quốc hội đất nước Việt Nam.

Có một "Madam Bình" ở Paris!
Bà Nguyễn Thị Bình trong hội nghị Paris năm 1973 (Nguồn: Báo Quảng Nam)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức
Hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ)

Có thể thấy, tiếng nói nữ quyền hiện nay không chỉ là vấn đề của phụ nữ mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Chúng ta cần tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ để họ có thể thể hiện tiếng nói của mình. Đây là một bước quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Chúng ta cần đảm bảo rằng phụ nữ có quyền tiếp cận đầy đủ về mặt giáo dục, cơ hội nghề nghiệp và quyền tự quyết về cơ thể và cuộc sống cá nhân.

Sự xuất hiện của Hội Liên hiệp phụ nữ hay những tổ chức bảo vệ và lên tiếng vì quyền phụ nữ ngày nay đã tạo nên làn sóng mạnh mẽ và một lần nữa khẳng định sự bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính (nam nhiều hơn nữ) do nhu cầu đẻ con trai để nối dõi và vô vàn lý do khác. Điều này thể hiện sự thiên vị nam giới và bất công với người phụ nữ. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả khó lường và phần nào thay đổi trật tự của xã hội. Vậy nên hãy lắng nghe tiếng nói của phụ nữ và tôn trọng quyền lựa chọn của họ. Chúng ta cần xây dựng một xã hội mà phụ nữ có thể tự do thể hiện bản thân và tham gia vào quyết định chung của cộng đồng. Tiếng nói nữ quyền là một phần quan trọng của cuộc sống và chúng ta cần phải đảm bảo rằng nó được vang lên và được coi trọng.

Writer: Tường Vy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *